Phun phụt Cơ_chế_tự_vệ_của_động_vật

Phóng dịch

Thằn lằn phun máu mắtMột con hải âu phương Bắc non đang nôn dịch dạ dày

Cơ chế phòng vệ kỳ lạ hơn cả là phun máu từ mắt vào kẻ thù, dòng máu phun từ mắt thằn lằn quỷ gai có thể bắn xa tới 1,5m, được pha trộn với một loại chất hóa học có mùi hôi hướng đến kẻ thù. Trên thực tế, cách dùng máu bắn vào đối phương với độ chính xác cao không thể khiến kẻ thù của chúng bị tổn hại, tuy nhiên do máu có mùi rất khó chịu nên những con vật săn mồi phải từ bỏ.Phương pháp tự vệ kỳ lạ kể trên có thể lấy đi 1/3 tổng số nguồn máu của thằn lằn, chiếm khoảng 2 % trọng lượng cơ thể chúng. Khi thằn lằn quỷ sử dụng cơ chế phun máu ghê rợn, bất kỳ kẻ thù nào dù nhỏ hay to lớn như rắn, chó hoang đều hoảng sợ, trong lúc đó nó sẽ nhanh chóng lẩn trốn. Cơ chế phun máu của thằn lằn quỷ gai diễn ra thông qua việc tăng cao áp lực trong hốc xoang cho tới khi các mạch máu trong mắt của chúng vỡ ra, bắn vào kẻ săn mồi[7].

Hải sâm có thể phóng các cơ quan nội tạng phủ độc ra khỏi hậu môn của chúng, đánh bẫy kẻ thù ăn thịt. Các cơ quan nội tạng này sau đó sẽ tái phát triển bên trong cơ thể chúng. Hải sâm có khả năng tách nội tạng ra khỏi cơ thể. Hải sâm có một cơ chế tự vệ khá ghê rợn dựa vào khả năng tự tái tạo của mình. Khi bị đe dọa, hải sâm có thể phóng một phần nội tạng qua hậu môn bằng cách co rút mạnh các cơ bắp. Các nội tạng này thường chứa dịch nhầy chứa một dạng hóa chất khá độc được gọi là holothurin, khiến phần lớn kẻ thù của chúng phải chùn bước. Đặc biệt, sau khi thoát nạn, các nội tạng đã mất của hải sâm có thể tự tái tạo lại.

Hải âu Fulmar phương Bắc (Fulmarus glacialis) có phương pháp tự vệ bằng cách nôn vào kẻ thù. Loài hải âu này có một vẻ ngoài khá hiền lành, tuy nhiên cách tự vệ của chúng đặc biệt. Khi cảm thấy bị đe dọa bởi bất cứ thứ gì dù là một con đại bàng hay chỉ là một chú chim lai vãng vô can chúng sẽ lập tức nôn thẳng vào kẻ xâm phạm. Chất lỏng này thực chất là một loại dung dịch giàu dinh dưỡng, được hải âu Fulmar sử dụng làm chất dinh dưỡng cho con non, hoặc là nguồn nhiên liệu cho cá thể trưởng thành khi phải di chuyển trên quãng đường dài. Tuy nhiên, bãi nôn của loài hải âu này lại có mùi cá chết vô cùng khó chịu, đồng thời làm dính lông khiến nạn nhân của chúng không bay nổi. Không chỉ vậy, khi nạn nhân của hải âu đáp xuống nước, chúng sẽ chết chìm vì chất nôn đã vô hiệu hóa chức năng phao cứu sinh của bộ lông.

Không giống nhiều sinh vật khác, kền kền Thổ Nhĩ Kỳ không có tuyến chuyên sản xuất thứ mùi hôi thối. Thay vào đó, chúng nôn thức ăn của bữa cuối cùng trong dạ dày ra đầy quanh tổ để tự vệ. Do kền kền thường ăn những loại thức ăn thối rữa, xác thịt động vật chết nên những bãi nôn của chúng có mùi rất kinh khủng[76]. Chim kền kền gà tây là loài chim kền kền phổ biến nhất Bắc Mỹ này nôn mửa khi bị đe dọa. Động thái này đóng vai trò như sự "hối lộ" thức ăn hoặc xua đuổi kẻ thù bằng mùi. Gián rừng Florida (Eurycotis floridana) trong bụng của nó là một tuyến sản sinh ra chất bài tiết với 40 thành phần, bao gồm cả axit, ête và chất bốc mùi hôi thối. Loài gián rừng Florida có thể phun chất bài tiết khó chịu này xa tới 15 cm hoặc hơn. Chuột và thằn lằn đều không thích điều này.

Phun dịch

Cá nhám Dalatias licha, cá vược Polyprion americanus cố gắng để ăn thịt cá miệng tròn Myxinidae. Myxinidae đã phun các chất nhờn vào miệng và mang kẻ săn mồi khiên chúng nghẹt thở và bỏ cuộc

Cá mực thuộc loài động vật nhuyễn thể, đặc điểm lớn nhất của nó là trong bụng có "nang" chứa đầy mực. Nếu phải rút lui trước kẻ thù, con mực liền nhanh chóng dùng một cái "ống nước" phun nước và lùi dần để đề phòng kẻ thù đuổi theo, nó phun ra một chất lỏng đen như mực để làm đục nước. Chất nước đen như mực này cũng được con người chế thành thuốc nhuộm màu nâu. Mực trong bụng cá mực là một loại vũ khí để tự vệ. Bình thường, cá mực ở biển lớn chuyên lấy tôm cá nhỏ làm thức ăn. Một khi có kẻ thù hung hãn nào vồ lấy thì cá mực sẽ lập tức phun một dòng mực từ trong nang, làm cho nước biển xung quanh nhuộm đen. Trong màn khói màu đen này nó sẽ chuồn và trốn chạy nhanh chóng[93].

Cá voi tinh trùng pygmy chỉ phát triển tới chiều dài 1,2 mét nên cá voi pygmy là mồi của cá mập và cá kình. Chúng phát tỏa một chất dịch màu đỏ từ hậu môn, tạo ra một đám mây bao phủ, che chắn để bơi an toàn khi bị đe dọa. Cá mút đá myxin Loài cá có ngoại hình giống những con lươn tạo ra một chất nhớt lan rộng trong nước biển. Chất nhớt này bám vào kẻ thù ăn thịt, bao phủ mang và bóp nghẹt nó. Hagfish là một loài động vật biển có hình dáng giống con lươn với khả năng đặc biệt là tiết chất nhờn vào kẻ thù của chúng. Khi bị đe dọa, các con hagfish sẽ tiết ra một chất nhờn từ lỗ chân lông của chúng, chất nhờn này khi trộn với nước sẽ mở rộng thành một loại keo. Loại keo này có thể bẫy kẻ săn mồi khiến chúng chết ngạt bằng cách làm tắc nghẽn mang của chúng. Khi động vật ăn thịt cắn hagfish, chúng nhanh chóng phun hagfish ra khỏi miệng mình và bơi ra xa để nôn. Những con hagfish không hề bị thương. Cách phòng thủ của chúng đúng là rất hiệu quả đối với kẻ săn mồi.

Sâu bướm có cách phòng thủ khá hiệu quả khi một con kiến đang cố gắng gặm nhấm con sâu bướm có tên khoa học Dalcerides ingenita. Tuy nhiên, kẻ tấn công rốt cuộc sẽ bị "khâu" miệng bởi lớp phủ keo dính trên các mụn cóc của con sâu bướm. Một số loài như sên trần hay sên dẹp (sên không vỏ, có nơi gọi là sâu nhớt hay con bà chằng) thuộc loài sống trên cạn cùng họ ốc sên, sống trong vùng khí hậu ẩm ướt, thường gây hại cây trồng trong vườn, cây trồng quanh nhà, Chúng di chuyển bằng cách trượt trên chất nhớt do khối chân cơ tiết ra. Khi gặp nguy hiểm, ốc Sên thu mình vào trong vỏ Ốc còn Sên lại tiết ra chất nhớt có độc để tấn công lại, nhớt của nó khá ngứa, đây là cách phòng thủ khá hiệu quả để chống lại những con kiến hay bâu lại cắn xé nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cơ_chế_tự_vệ_của_động_vật http://chuaphuclam.com/index.php?/phat-giao-va-doi... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://www.on-the-matrix.com/africa/buffalo.asp http://idea.ucr.edu/documents/flash/antipredatory_... http://citinews.net/khoa-hoc/ly-do-ong-gia-noel-ch... http://ngoisao.net/tin-tuc/phong-cach/thi-anh/dan-... http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/lung-mat-bao-g... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/ca-gan-khieu... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/ca... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/oc...